Ngày 26/10,ầnđầukhaiquậtchânmóngdisảnthếgiớithànhnhàHồbách hóa xanh ông Nguyễn Văn Long, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ, cho hay trung tâm đang phối hợp với Viện Khảo cổ học và cơ quan liên quan hoàn thiện thủ tục pháp lý để khai quật khảo cổ khu chân móng thành nhà Hồ. Quy mô khai quật khoảng 60 m2, dài 15 m, gồm 6 hố tại đoạn tường thành phía đông bắc, thời gian trong tháng 11, 12.
Thành nhà Hồ đã trải qua hàng chục cuộc khai quật khảo cổ, song đây là lần đầu tiên thực hiện ở chân móng. Mục đích làm rõ sự khác biệt của hai loại kết cấu móng tường thành đã được tìm thấy, cách thức gia cố móng tường thành của người xưa, từ đó có giải pháp tu sửa phần móng sạt lở theo nguyên gốc.
Theo ông Long, năm 2017, một đoạn tường thành phía đông bắc bị sạt lở do mưa bão. Cuối năm 2020, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dự án tu sửa cấp thiết tường thành di sản thành nhà Hồ. Quá trình khảo sát, đơn vị thi công phát hiện hai đoạn móng có sự khác biệt. Một đoạn dài 6,3 m không có đá lót chân móng, đoạn còn lại dài 8,7 m có đá lót.
Để nghiên cứu kết cấu móng phục vụ việc tu bổ cũng như hiểu thêm về kỹ thuật xây tường thành, cơ quan chức năng cho rằng cần một cuộc khảo cổ cẩn thận.
Ngoài điểm sạt lở ở bức tường phía đông bắc đang được tu bổ, Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ cho biết bốn mặt tường thành nhà Hồ còn gần 20 vị trí hư hỏng, biến dạng so với di tích gốc cần được trùng tu trong thời gian tới.
Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, là công trình bằng đá độc đáo có một không hai ở Việt Nam. Trải qua hơn 600 năm, ngoài cổng thành, hầu hết công trình bên trong đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng cung điện xưa giờ nằm ẩn khuất dưới những ruộng lúa quanh vùng.
Ngày 27/6/2011, thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới.