Đau đáu với nông sản quê nhà
Ngay từ khi còn nhỏ,êncứukhoahọctrênnôngsảnchàngtrainhậnđượchọcbổngthạcsĩgiá cà phê hôm nay đăk nông Khánh đã chứng kiến người dân ở quê trồng nông sản rất vất vả nhưng đôi khi lại rơi vào cảnh được mùa mất giá. "Mình từng có ước mơ sau này trở thành một nhà nghiên cứu khoa học để giúp nông sản quê nhà có giá trị hơn", Khánh tâm sự.
Năm 2016, Khánh trúng tuyển vào ngành công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Tiền Giang. Tại đây, sau khi học các kiến thức chuyên môn, Khánh được nghiên cứu đa dạng trên các loại nông sản.
"Trong quá trình học tập và nghiên cứu mình nhận thấy tất cả các bộ phận của cây tía tô đều chứa nhiều hoạt chất sinh học có khả năng chống ô xy hóa cao và kháng khuẩn hiệu quả, nổi bật là sắc tố Anthocyanin giúp người dùng phòng ngừa các bệnh như: cảm mạo, gout, mụn viêm...", Khánh nói.
Khánh nhận thấy tía tô được nông dân ở quê trồng rất nhiều nhưng giá thành tiêu thụ không cao. Thế nên, Khánh nghiên cứu sử dụng nguồn nguyên liệu tía tô để sản xuất trà túi lọc. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao giá trị cho nông sản này.
Đến năm 2020, Khánh bắt đầu thiết lập quy trình công nghệ sản xuất trà tía tô. Quy trình gồm các công đoạn chính như: lựa chọn và xử lý nguyên liệu đầu vào, sấy khô, nghiền nhỏ và phối trộn với một số loại thảo dược khác (cỏ ngọt, trà xanh, gừng).
"Vấn đề là phải làm sao giảm được mùi hăng đặc trưng của tía tô nhưng vẫn hạn chế sự tổn thất các chất chống ô xy hóa tự nhiên. Theo đó, mình đã sử dụng kỹ thuật sấy thay đổi nhiệt kết hợp phối trộn giữa nguyên liệu chính và phụ để tạo ra một thức uống có vị ngọt thanh, hương thơm dễ chịu, người bị bệnh tiểu đường vẫn dùng được", Khánh cho biết và hy vọng khi trà túi lọc tía tô bán ra thị trường với giá từ 45.000 - 60.000 đồng/hộp sẽ giúp tăng giá trị của nguyên liệu gấp 3 - 4 lần so với bán tươi.
Thành quả sau những nỗ lực
Năm 2021, Khánh tốt nghiệp và quyết định học lên thạc sĩ. Tuy nhiên, do gia cảnh khó khăn nên Khánh tìm đến việc xin học bổng. "Mình có gửi hồ sơ xét duyệt học bổng nhiều nơi, tuy nhiên kết quả không thành công", Khánh kể.
Khánh bỏ cuộc, Khánh quyết tâm tiếp tục nghiên cứu những đề tài khoa học trên nông sản để tìm kiếm thêm cơ hội. Khánh thực hiện các nghiên cứu như: khả năng kháng khuẩn và chống ô xy hóa của dịch trích vỏ chuối; nước uống lên men từ đế nấm đông trùng hạ thảo; phân lập, tuyển chọn và thử nghiệm vi khuẩn phân hủy cellulose trong vỏ sầu riêng; xác định hàm lượng các thành phần hóa học cơ bản và điều kiện trích ly hợp chất polyphenol từ rau càng cua...
Nổi bật nhất là đề tài nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và chống ô xy hóa của dịch trích vỏ chuối. "Phụ phẩm vỏ chuối rất giàu hợp chất polyphenol, có thể bổ sung vào thực phẩm chức năng chống ô xy hóa, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: tiêu chảy, mụn viêm… Trong đó, vỏ chuối già ở giai đoạn vừa chín tới có hàm lượng polyphenol và khả năng chống ô xy hóa cao hơn vỏ chuối sáp và chuối xiêm", Khánh nói.
Và chàng trai nhận định: "Vỏ chuối già là nguyên liệu tiềm năng để tận dụng trích ly hợp chất polyphenol có hoạt tính sinh học tốt cho sức khỏe với khả năng chống ô xy hóa, kháng khuẩn tự nhiên cao và an toàn, phù hợp để bổ sung vào các sản phẩm thực phẩm chức năng hoặc mỹ phẩm trị mụn".
Với những nghiên cứu khoa học trên nông sản, cuối năm 2022, Khánh đạt được suất học bổng thạc sĩ từ Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup của Tập đoàn Vingroup.
"Trong tương lai mình sẽ kinh doanh những sản phẩm từ nghiên cứu khoa học của mình. Song song với đó, mình tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu trên rau diếp cá, ngò om, rau má và đặc biệt là mong muốn dùng những kiến thức, cũng như câu chuyện và trải nghiệm để truyền động lực học tập, nghiên cứu khoa học cho các bạn sinh viên khác", Khánh chia sẻ.
Là người đồng hành và hỗ trợ Khánh trong quá trình nghiên cứu khoa học, tiến sĩ Trương Quốc Tất, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học và bảo vệ thực vật, Trường ĐH Tiền Giang, cho hay: "Những đề tài nghiên cứu khoa học trên nông sản của Khánh đều được nhà trường nghiệm thu với kết quả đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như phòng ngừa một số bệnh. Bên cạnh đó, còn thúc đẩy mô hình trồng nông sản theo hướng an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng để chế biến và thương mại hóa các sản phẩm có giá trị cao từ nguồn nguyên liệu của địa phương. Từ đó, giúp nâng cao giá trị kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân".